Luật ATVSLĐ 2015 quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; các chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
Nguyên nhân gây mất an toàn trong xưởng cơ khí
Việc đảm bảo an toàn trong xưởng cơ khí là cách góp phần hạn chế tối đa thương tổn, tai nạn cho người lao động, tránh được những mất mát, thiệt hại về người và tài sản trong quá trình lao động trong xưởng cơ khí.
Nhưng để đảm bảo được sự an toàn cho người lao động, bạn cần phải tìm hiểu những nguyên nhân gây nên tai nạn trong quá trình sản xuất cơ khí để từ đó tìm ra được những biện pháp khắc phục. Dưới đây là những nguyên nhân có thể xảy ra trong quá trình sản xuất cơ khí:
- Thiết bị bảo hộ của người lao động không đảm bảo an toàn
- Khả năng bị điện giật do máy móc bị hở điện
- Người lao động không thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy trình sử dụng máy an toàn
- Do không thực hiện đúng nội quy an toàn lao động trong xưởng sản xuất.
- Do điều kiện bên ngoài kém như thiếu ánh sáng, không có hệ thống thông gió hoặc hệ thống thông gió hoạt động kém, độ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép
- Do giao thông đi lại trong xưởng không được thuận tiện
- Do sắp xếp nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, thiết bị máy móc không được gọn gàng
- Khả năng xảy ra hồ quang và bắn tung tóe của kim loại nóng trong quá trình hàn cơ khí
- Sự hiện diện các tạp chất có hại trong không khí, được hình thành trong quá trình vận hành của các thiết bị trong phân xưởng.
- Do bức xạ nhiệt
- Nhiệt độ tăng cao của bề mặt thiết bị, vật liệu;
- Mức độ ồn nơi làm việc tăng cao
- Mức độ rung trong xưởng sản xuất cơ khí tăng cao
Như vậy, để loại bỏ hoặc giảm thiểu các yếu tố này thì các bạn cần phải tìm ra được các biện pháp khắc phục.
Lợi ích khi tham gia huấn luyện an toàn .
1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.