Chứng chỉ an toàn lao động nhóm 5 theo nghị định 44/2016/NĐ – CP là chứng chỉ chứng thực người lao động đã được đào tạo hoàn thành khóa huấn luyện An toàn vệ sinh lao động theo quy định của Bộ lao động thương binh xã hội. Qua đó giúp người lao động hiểu rõ nắm được quy trình, yêu cầu cách thức phòng chống rủi ro, tai nạn trong quá trình vận hành, lao động sản xuất.
Theo quy định tại thông tư TT 27/2013/TT- BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ lao động thương binh và xã hội, các cá nhân tham gia các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động phải được huấn luyện cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận, do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp
Giấy chứng chỉ an toàn lao động nhóm 5
– Là những người công tác làm việc trong ban y tế của công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
– Là những an toàn vệ sinh viên.
Mục đích huấn luyện cấp chứng chỉ nhóm 5.
Cung cấp các kiến thức về an toàn cho nhân viên y tế, cùng với chuyên môn về y tế với kiến thức an toàn để góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn của tổ chức.
Nội dung đào tạo huấn luyện cấp chứng chỉ nhóm 5
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh laođộng:Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động:Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh
Nội dung huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động:
- Các yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và các biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp. Tổ chức và kỹ năng sơ cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc. An toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.
- Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động.
- Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện các nhiệm vụ liên quan.
- Kiểm tra kết thúc khoá huấn luyện an toàn lao động