Làm việc trên mặt nước là 1 trong số 32 công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được liệt kê trong Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Với đặc điểm địa lý sông ngòi rộng khắp và đường biển dài sẽ tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển hàng hóa dễ dàng và khai thác nguồn hải sản phong phú mà song và biển mang lại, Việt Nam có danh mục phong phú các ngành nghề công việc làm việc trên mặt nước, trên sông, trên biển.
Quy định chung về an toàn làm việc trên mặt nước.
Với hàng loạt các nguy cơ cao về mất an toàn lao động, những người làm việc trên mặt nước được xếp vào nhóm 3 theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP:
-
Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp.
-
Người lao động phải được huấn luyện định kỳ và cấp thẻ an toàn theo đúng nhóm 3 và ngành nghề lao động của mình.
-
Được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên mặt nước tùy vào đạc trưng nghề nghiệp
Thông tư số 16/2021/TT-BXD về an toàn làm việc trên mặt nước
Ngoài những quy định chung, mời bạn đọc tham khảo trích dẫn luật Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18:2021/BXD (ban hành kèm theo
Thông tư 16/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Có thể bạn không làm việc trong lĩnh vực xây dựng, nhưng hãy tham chiếu các quy định này như một bộ nguyên tắc an toàn khi làm việc trên mặt nước cho công việc, ngành nghề mà mình đang làm:
An toàn làm việc trên sông nước đối với người lao động.
-
Người lao động làm việc ở gần hoặc trên mặt nước phải được huấn luyện, đào tạo và phải tuân thủ quy trình xử lý trong tình huống khẩn cấp; phải biết bơi lặn; không được phép làm việc một mình mà chỉ được phép làm việc khi có sự giám sát và điều phối của người có thẩm quyền.
-
Người lao động làm việc ở gần hoặc trên mặt nước phải được trang bị áo phao và (hoặc) phương tiện hỗ trợ nổi phù hợp khác. Áo phao phải thuận tiện cho người mặc khi di chuyển, đủ khả năng để nâng người nổi trên mặt nước và giữ cho mặt họ hướng lên trên, bảo vệ cơ thể, dễ nhìn thấy, không bị mắc kẹt dưới nước và khi cần thiết phải có đèn phát sáng (khi thi công ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết hạn chế tầm nhìn).
An toàn làm việc trên sông nước đối với người sử dụng lao động.
Tại các khu vực ở gần hoặc trên mặt nước có người lao động làm việc, người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp để:
-
-
Ngăn ngừa người lao động rơi, ngã xuống nước;
-
Cứu nạn cho người lao động khi bị đuối nước;
-
Vận chuyển an toàn.
-
Rào chắn, lưới an toàn và dây an toàn;
-
Phao cứu sinh, áo phao và các thiết bị nổi;
-
Biện pháp bảo vệ để tránh các yếu tố nguy hiểm từ động vật bò sát và các động vật khác.
-
An toàn làm việc trên sông nước đối với các thiết bị
- Trên các thiết bị nổi, phải bố trí nơi trú ẩn an toàn cho người lao động nếu khu vực thi công có nguy cơ cao về mất an toàn do mưa lớn, mưa đá, giông, lốc, sấm sét hoặc thủy triều lên xuống bất ngờ.
- Trên các thiết bị nổi phải có đầy đủ các phương tiện cứu nạn như dây an toàn, bè và phao vòng.
Bè hoặc thiết bị nổi tương tự phải:
- Đủ khả năng chịu tải trọng tối đa (theo yêu cầu sử dụng);
- Được neo giữ đảm bảo theo yêu cầu công việc và không bị trôi dạt ngoài ý muốn;
- Có phương tiện tiếp cận đảm bảo an toàn.
- Mặt sàn thép phải có cấu tạo phù hợp để chống trơn trượt.
- Các lỗ mở trên sàn thiết bị nổi (kể cả các thùng mở nắp), phải có biện pháp để người không bị ngã vào bằng cách sử dụng lưới, tấm đậy, lan can hoặc các biện pháp đảm bảo an toàn phù hợp khác.
- Đường đi ở gần hoặc trên mặt nước hoặc trên thiết bị nổi phải được bố trí bên trên các đường ống.
- Không ai được phép vào phòng thiết bị nạo vét thủy lực nếu không được sự chấp thuận của người quản lý, vận hành và trong mọi trường hợp không được phép vào một mình.
- Dây tời, phụ kiện nâng, dây néo, dây điều khiển, đầu cắt (khoan) và các phụ kiện rời phục vụ thi công khác phải được kiểm tra hàng ngày.
- Người lao động chỉ được lên, xuống thiết bị nổi từ các vị trí theo quy định trong biện pháp thi công.
- Trong quá trình thi công, phải kiểm tra thường xuyên số lượng người lao động.
- Khi thi công ở gần hoặc trên mặt nước, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, hàng hải và các quy định kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong việc: Lắp đặt các biển báo giao thông; yêu cầu về trang bị, thiết bị, đảm bảo an toàn trên thiết bị nổi; sử dụng thiết bị nổi và các thiết bị lắp đặt, sử dụng trên thiết bị nổi; di chuyển trên mặt nước và các yêu cầu khác có liên quan đến phương tiện, thiết bị nổi.
Đăng ký huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho An toàn cho đối tượng làm việc trên sông nước ở đâu uy tín..
Đăng ký huấn luyện an toàn lao động bạn có thể liên hệ tới Công ty Huấn Luyện Đào Tạo Kỹ Thuật VIỆT – Vệ sinh Lao Động bằng cách:
Liên hệ trực tiếp theo thông tin bên dưới hoặc gửi Form liên hệ bên trên.
Địa chỉ: 38B7 Đường Cây Keo , Phường Tam Phú , TP Thủ Đức , TP Hồ Chí Minh.
ĐIỆN THOẠI: Hotline 0945383432
Email: tranminhthumtv@gmail.com