Hiện nay Việt Nam chưa có Quy chuẩn/Tiêu chuẩn quy định cụ thể về an toàn làm việc trên cao trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, do vậy quy định về khái niệm này chưa được thống nhất cụ thể như các quốc gia phát triển khác trên thế giới như Hoa Kỳ và EU
Tuy nhiên,các quy định về làm việc trên cao đã được quy định ở một số các văn bản thuộc các Bộ/ngành quản lý những công việc có nguy cơ mất an toàn cao. Cụ thể như sau:
Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao:
Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng hai loại biện pháp an toàn chính để phòng chống các tai nạn ngã cao,đó là hệ thống an toàn thụ động và hệ thống an toàn chủ động:
– Hệ thống an toàn thụ động:Là hệ thống không cần sự tham gia của người lao động, nghĩa là hệ thống giúp cho người lao động cho dù không thực hiện các quy định cần thiết để phòng chống ngã cao. Ví dụ như bằng cách lắp đặt hệ thống lưới chống rơi…
– Hệ thống an toàn chủ động:Là hệ thống phòng chống ngã cao cần người lao động sử dụng hệ thống một cách chủ động để phòng tránh rơi ngã như việc đeo dây đai an toàn, lắp đặt lan can – hành lang an toàn, vạch cảnh báo, các hệ thống giám sát an toàn…
Từ các quy định nêu trên, người sử dụng lao động khi bố trí cho người lao động thực hiện các công việc ởtrên độ cao 2m trở lên (hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại có thể gây tai nạn cho người làm việc), điều này có nghĩa là bắt buộc người sử dụng lao động phải thiết lập các biện pháp an toàn cho người lao động trong suốt quá trình thực hiện công việc. Cùng với đó, người lao động cũng phải bắt buộc tuân thủ các biện pháp an toàn mà người sử dụng lao động đã thiết lập và trang bị để phục vụ cho công việc theo đúng quy định để đảm bảo an toàn./.