Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 của Chính Phủ, công tác huấn luyện an toàn lao động được chia làm 6 nhóm đối tượng chính. Trong bài viết lần này, Công ty Huấn Luyện Đào tạo Kỹ Thuật Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về việc tổ chức huấn luyện cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3 làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động .
Vì sao cần tham gia khóa học huấn luyện cấp thẻ an toàn hóa chất?
- Hóa chất ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được mức độ nguy hiểm của hóa chất và còn rất chủ quan trong quá trình sử dụng, bảo quản hóa chất. Từ đó gây ra những rủi ro nghiêm trọng, có thể dẫn đến thương vong cho bản thân, đồng nghiệp và những người xung quanh.
- Bên cạnh đó theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động cần phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất thì mới đủ điều kiện làm việc với hóa chất. Những doanh nghiệp không cho người lao động đi học để có chứng nhận vô hình chung đang làm việc phạm pháp.
- Do đó, để giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân người lao động nói riêng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất để cập nhật kiến thức an toàn hóa chất cho người lao động và người quản lý trực tiếp hóa chất.
- Cơ sở pháp lý tổ chức khóa học huấn luyện an toàn hóa chất Công ty Huấn Luyện Đào tạo Kỹ Thuật Việt tổ chức khóa học huấn luyện an toàn hóa chất căn cứ theo:
– Nghị định 44/2016/NĐ – CP quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
– Nghị định số 38/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
Đối tượng tham gia và thời gian khóa học huấn luyện cấp thẻ an toàn hóa chất
Đối tượng cần thiết phải tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất bao gồm: người lao động tiếp xúc trực tiếp lượng hóa học thông thường với hóa chất trong quá trình làm việc, sản xuất như người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất.
Thời gian là 3 ngày (tương đương với 24 tiếng).
Khóa học huấn luyện cấp thẻ an toàn hóa chất lần đầu tiên:
-
Thời gian 2 ngày với cấp quản lý hóa chất tính cả thời gian học lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
-
Thời gian 3 ngày với người lao động mới được tuyển dụng tính cả lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
Khóa học huấn luyện cấp thẻ an toàn hóa chất định kỳ:
-
Theo Nghị định 44/2016/NĐ – CP, ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Khóa học huấn luyện cấp thẻ an toàn hóa chất lại:
-
Với những lao động kiểm tra sát hạch không đạt yêu cầu, hoặc đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên, hoặc những lao động, quản lý có sự điều chuyển về vị trí làm việc, phương án cơ sở sản xuất, chủng loại hóa chất thì sẽ cần tham gia khóa học huấn luyện lại này. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Nội dung khóa học huấn luyện cấp thẻ an toàn hóa chất
- Cấu trúc khóa học huấn luyện an toàn hóa chất là 50% lý thuyết và 50% các bài tập nhóm và tài liệu tham khảo. Tùy nơi làm việc và yêu cầu cụ thể của học viên phù hợp sẽ được sử dụng. Sau khóa học, 100% các học viên sẽ nắm được các tiêu chuẩn an toàn hóa chất cũng như biện pháp xử lý, sử dụng hóa chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, học an toàn hóa chất còn để nắm rõ những quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng và bảo quản hóa chất trong doanh nghiệp.
- Tùy vào chủng loại, tính chất, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất và vị trí làm việc của từng đối tượng học viên tham gia huấn luyện, sẽ có nội dung học khác nhau, cụ thể:
1. Cấp lãnh đạo, người quản lý trực tiếp hóa chất
- Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất, yêu cầu về cơ sở vật chất, chuyên môn, từ cách thức khai báo cho tới phê duyệt, ứng phó sự cố hóa chất…
- Các vấn đề, trường hợp nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động, sử dụng hóa chất;
- Phương pháp kỹ thuật, quản lý đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại, nguy hiểm;
- Cách ứng phó khi gặp tai nạn, sự cố hóa chất;
- Biện pháp phòng ngừa, loại trừ, khắc phục các sự cố hóa chất như rò rỉ, tràn đổ tránh gây lây lan ô nhiễm môi trường.
2. Người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất
- Các yếu tố gây nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản và sử dụng hóa chất;
- Biện pháp phòng ngừa, loại trừ, khắc phục các sự cố hóa chất như rò rỉ, tràn đổ tránh gây lây lan ô nhiễm môi trường;
- Các loại hóa chất nguy hiểm thuộc phạm vi quản lý và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố;
- Quy trình sử dụng an toàn hóa chất và quy trình vận hành, xử lý sự cố máy móc, thiết bị;
- Cách thức kiểm tra, sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ làm việc với hóa chất;
- Quy trình ứng cứu khẩn cấp và cứu hộ, thoát nạn;
- Phương pháp sơ cứu y tế, cấp cứu người bị nạn khi làm việc với hóa chất.
Giảng viên, huấn luyện viên khóa học huấn luyện an toàn hóa chất
Lợi ích khi tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất tại Công ty Huấn Luyện Đào tạo Kỹ Thuật Việt
Kết thúc khóa học, bạn sẽ có kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành những điều sau đây:
- Hiểu rõ và sử dụng số liệu có sẵn trên các hóa chất thực vật.
- Xác định các hóa chất nguy hiểm, kiểm soát và quy trình thu hồi.
- Hiểu biết về các yêu cầu lưu trữ bao gồm các phương pháp, thùng chứa, và phân biệt loại.
- Có sẵn phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng khi xử lý, lưu trữ và vận chuyển hóa chất.
- Hiểu biết về các quy định xử lý hóa chất và quy trình bao gồm vận chuyển, ứng cứu tràn đổ, khử trùng, và xử lý.