Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn; vệ sinh lao động về huấn luyện an toàn lao động. Thì công tác này được phân chia thành 6 đối tượng. Trong đó công tác huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 cần được đặc biệt chú ý. Vậy bạn có biết tại sao cần huấn luyện an toàn lao động nhóm 3; đối tượng tham gia là ai và nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 là gì?
Các ngành nghề được huấn luyện & cấp thẻ an toàn cho công nhân
Huấn luyện cấp thẻ an toàn hóa chất
Huấn luyện cấp thẻ an toàn điện
Huấn luyện cấp thẻ an toàn làm việc trên cao
Huấn luyện cấp thẻ an toàn trong xây dựng
Huấn luyện cấp thẻ An toàn vận hành thiết bị chịu áp lực
Huấn luyện cấp thẻ an toàn vận hành thiết bị nâng
Huấn luyện cấp thẻ an toàn làm việc trong không gian hạn chế
Huấn luyện cấp thẻ an toàn phá dỡ công trình xây dựng
Huấn luyện cấp thẻ an toàn trong vệ sinh công nghiệp
Và nhiều ngành nghề khác nữa …v…v…v
Tại sao cần huấn luyện cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3 cho công nhân
- Bất kì ngành nghề lao động nào cũng tiền ẩn rủi ro tai nạn lao động. Tai nạn lao động luôn rình rập và có thể xảy ra bất kì lúc nào. Hậu quả của tai nạn lao động có thể nhẹ, hoặc khá nặng nề, không chỉ về thể xác, kinh tế mà còn về cả tinh thần. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động phần lớn đến từ sự chủ quan, không đảm bảo an toàn lao động, an toàn vệ sinh trong quá trình làm việc, dẫn đến môi trường làm việc bị thiếu an toàn.
- Việc huấn luyện cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3 giúp cho người lao động có thể chủ động nhận biết các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong khi làm việc, từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh sự cố tai nạn nghề nghiệp một cách triệt để.
- Việc trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động chủ động phòng ngừa những tai nạn lao động, hiểu rõ được các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn có thể dẫn đến việc tai nạn lao động tại bất cứ lúc nào. Để từ đó người lao động có sự chuẩn bị trước qua việc dự báo rủi ro, có biện pháp phòng ngừa tai nạn trong quá trình làm việc.
- Huấn luyện an toàn lao động nói chung và huấn luyện cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3 nói riêng không những giúp cho người lao động làm việc tốt, làm đúng những yêu cầu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước mà còn mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho toàn bộ công ty, doanh nghiệp, đơn vị của bạn. Làm việc an toàn sẽ giúp cho hoạt động của đơn vị bạn liên tục và chuyên nghiệp hơn, giảm thiểu chi phí cho các sự cố về con người lẫn máy móc và tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc.
Tóm lại, việc huấn luyện cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3 có lợi ích cơ bản sau:
- Giúp người lao động hiểu được các loại nguy hại tiềm tàng ở nơi làm việc.
- Giúp đề phòng những nhân tố nguy hại trước khi sự việc xảy ra
- Quản chế sự phát sinh phát triển của nguy hại.
- Đánh giá mức độ nguy hại ở nơi làm việc
Đối tượng cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3
- Công tác huấn luyện an toàn lao động nhằm nâng cao nhận thức về an toàn lao động, đảm bảo an toàn thân thể, tính mạng cho người lao động. Đồng thời giúp loại bỏ và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra tai nạn, chấn thương cho người lao động. Ngoài ra, hoàn toàn có thể nói rằng công tác huấn luyện an toàn lao động còn có ý nghĩa rất quan trọng dưới góc nhìn hình sự, dân sự, kinh tế và xã hội.
- Đối tượng cần tham gia huấn luyện cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3 là những ai? Căn cứ các quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, Nghị định 44/2016/NĐ-CP nêu rõ Nhóm 3 là nhóm người lao động trực tiếp làm công việc có các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Nhóm này bao gồm các đối tượng huấn luyện cấp thẻ an toàn lao động cụ thể sau:
– Người lao động trực tiếp thực hiện các công việc sản xuất, bảo quản, sử dụng, vận chuyển các loại hóa chất nguy hiểm, độc hại
– Công nhân ngành chế tạo, lắp ráp thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
– Kỹ thuật viên, công nhân thực hiện vận hành, sửa chữa, tháo dỡ; bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động
– Đối tượng lao động là người thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị; có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động
– Người trực tiếp vận hành, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, bảo dưỡng; giám sát hoạt động của hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây dựng
– Người lao động thực hiện lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy bào, máy tiện, máy phay, hàn cắt kim loại và máy in công nghiệp.
– Đối tượng làm các công việc trên địa hình nguy hiểm, trên biển, trên sông, lặn dưới nước. Người lao động trong lĩnh vực năng lượng điện và trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp , vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi.
– Người lao động làm việc trong không gian hạn chế và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; độc hại như thi công đường hầm, đường cống, công trình ngầm, hầm, bể, giếng, công trình xử lý nước thải,…, Gồm cả những đối tượng trong lĩnh vực chế tạo, bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa,kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm tàu, hầm, phương tiện thủy.